Thái Lan muốn trở thành nhà sản xuất xe điện lớn của thế giới

Nguyên văn:

The Detroit of Asia Now Wants a Shot at EVs

Tác giả Tim Culpan đăng trên Bưu điện Washington

washingtonpost.com/business/energy/the-detroit-of-asia-now-wants-a-shot-at-evs/2022/09/25/9768a2ec-3d26-11ed-8c6e-9386bd7cd826_story.html

Năm 1961, một chiếc sedan hình hộp có tên Ford Cortina đã khởi động ngành công nghiệp sản xuất ô tô của Thái Lan với việc các công nhân địa phương lắp ráp xe bằng các bộ phận được chuyển đến từ Anh. Vài năm sau, Toyota Motor CorpNissan Motor Co. thành lập nhà máy sản xuất đồng thời mở rộng sản xuất trong nhiều thập kỷ liên tục đưa quốc gia này trở thành nhà sản xuất ô tô lớn thứ ba châu Á – và số 10 thế giới.

Vị thế đó đã mang lại cho Thái Lan biệt danh là “Detroit của Châu Á” và cùng điều đó nó là một chuỗi cung ứng toàn diện cung cấp cho việc sản xuất xe hơi có động cơ đốt trong truyền thống. Trong khoảng thời gian 50 năm, Thái Lan đã đi từ khâu lắp ráp xe hơi từ bộ linh kiện nhập khẩu – sang tổ chức sản xuất đầu cuối tại 18 nhà máy trên khắp đất nước với hàng nghìn nhà cung ứng phụ tùng.

Giờ đây, khi xe điện đang bắt đầu thay thế xe động cơ đốt trong trên toàn thế giới, nước này lại đang chuyển hướng sang các đối tác nước ngoài mới để sản xuất xe điện nhằm giữ vị trí của mình trong ngành công nghiệp xe hơi toàn cầu. Trong khi Ford Motor Co. của Mỹ và Toyota của Nhật Bản là những động lực ban đầu của lĩnh vực này vào giữa thế kỷ 20, những cái tên mới như Foxconn Technology Group của Đài Loan cũng như BYD Co. của Trung Quốc và Contemporary Amperex Technology Co. (CATL) hiện đang rất quan tâm giúp đỡ Thái Lan thực hiện mong muốn này.

Nền tảng trong chính sách của chính phủ Thái Lan là mục tiêu 30% xe hơi được sản xuất ở Thái Lan vào năm 2030 là xe điện. Họ có kế hoạch hai giai đoạn để đạt được điều này. Giai đoạn đầu là thu hút người tiêu dùng chuyển sang sử dụng xe điện bất kể nguồn gốc, giai đoạn 2 là khuyến khích người dùng ủng hộ các mẫu xe sản xuất trong nước.

Trợ cấp mua hàng là chìa khóa để thúc đẩy nhu cầu ban đầu. Việc giảm thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ làm cho tất cả các xe điện cạnh tranh hơn so với các đối thủ chạy xăng dầu của nó. Từ năm 2024, những ưu đãi sẽ bị cắt giảm (thuế nhập khẩu sẽ được khôi phục đối với ô tô nguyên chiếc, nhưng được giữ mức thuế thấp hơn đối với các bộ phận quan trọng), xe điện do Thái Lan sản xuất sẽ cạnh tranh hơn các mẫu xe điện nhập khẩu từ nước ngoài và xe dùng động cơ đốt trong.

Tuy nhiên, nếu vẫn muốn là quốc gia dẫn đầu toàn cầu về sản xuất xe điện, Thái Lan không có lựa chọn nào khác ngoài việc xây dựng một hệ sinh thái công nghệ mạnh mẽ hơn.

Ekachai Yimsakul, giám đốc điều hành của Arun Plus Co., công ty phát triển và thúc đẩy ngành công nghiệp xe điện địa phương nói:                                                                                                                                      ” Chính phủ cần duy trì được chuỗi cung ứng của ngành công nghiệp ô tô, bởi vì nó sẽ ảnh hưởng đến khoảng 10% GDP của chúng ta nếu chúng ta không làm gì và chúng ta để mất nó”.

 “Chúng tôi đang nói về hơn 10.000 công ty trong ngành đang sử dụng 600.000 người lao động trong nước”.

Arun Plus được thành lập bởi PTT Pcl – một tập đoàn dầu khí được nhà nước hậu thuẫn. Công ty cũng đang vận hành hơn 2.000 trạm xăng trên khắp Thái Lan – và đang tìm cơ hội mới cho phép PTT tham gia vào lĩnh vực kinh doanh xe điện.

“Bởi vì chúng tôi là một doanh nghiệp nhà nước, chúng tôi cần tham gia vào sự phát triển của hệ sinh thái xe điện cho đất nước”- Ekachai nói trong một cuộc trò chuyện gần đây tại trụ sở chính của công ty ở Bangkok. Giống như bản thân PTT, Ekachai là người mới trong ngành EV, ông có kinh nghiệm về quản lý dự án thiết lập cơ sở hạ tầng dầu khí. Trong lĩnh vực xe điện ở Thái Lan, mọi người đều chưa quen với cuộc chơi.

Việc chưa có nhiều kinh nghiệm xe điện bao gồm cả một trong những đối tác lớn nhất của Arun Plus: Foxconn.
Năm ngoái, công ty đã ký một thỏa thuận trị giá 1 tỷ đô la với Foxconn để phát triển và sản xuất xe điện ở Thái Lan với nhà máy sẽ được hoàn thành vào năm 2024. Mặc dù đây là nhà sản xuất theo hợp đồng lớn nhất thế giới về thiết bị điện tử và là nhà cung cấp iPhone chính trên toàn cầu, công ty Đài Loan này vẫn chưa trở thành người chơi mạnh trong lĩnh vực kinh doanh lắp ráp xe điện. Họ hiện cung cấp các thành phần và mô-đun đã hoàn thiện để sử dụng cho các loại xe điện do các khách hàng như Tesla Inc. sản xuất.

Vai trò của Arun Plus trong liên doanh mới – được gọi là Horizon Plus – sẽ là xây dựng nhà máy và cơ sở hạ tầng trong khi Foxconn sẽ quản lý hoạt động và xử lý chuỗi cung ứng. Arun Plus cũng đã ký hợp đồng với CATL, một trong những nhà sản xuất pin lớn nhất thế giới để sản xuất hệ thống lưu trữ năng lượng.

BYD của Trung Quốc đang thực hiện cách tiếp cận tương tự, bắt tay với tập đoàn phát triển bất động sản và hậu cần của Thái Lan là WHA Group. Dự kiến ​​liên doanh giữa hai công ty sẽ bắt đầu sản xuất vào năm 2024 để sản xuất xe điện cho mục đích xuất khẩu. Thỏa thuận này nâng tổng công suất của các liên doanh khác nhau được công bố tại Thái Lan lên đến 830.000 xe điện mỗi năm. Theo dữ liệu do Krungsri Research tổng hợp, quốc gia này có khả năng sản xuất 4,1 triệu xe hơi chạy động cơ đốt trong vào năm 2019,

Cuộc đấu tranh thực sự đối với BYD, Foxconn và các đối tác địa phương của họ sẽ không chỉ là thành lập nhà máy mới và lắp ráp ô tô mà là xây dựng lại từ đầu một chuỗi cung ứng đòi hỏi nhiều phụ tùng mới.

Trong khi động cơ đốt trong xoay quanh các khối kim loại nặng với hệ thống ống dẫn nước, nhiên liệu và ống dẫn khí thì Xe điện giống với một chiếc PC nằm trên bánh xe hơn. Điều đó có nghĩa là sẽ có thêm nhiều dây điện, cảm biến chính xác và hàng tá linh kiện điện tử – những loại sản phẩm sẵn có ở Thâm Quyến, trung tâm sản xuất công nghệ phía nam Trung Quốc, nơi BYD và Foxconn đều điều hành các nhà máy lớn.

Ekachai của Arun Plus ước tính: khoảng 70% các bộ phận của một chiếc xe chạy xăng dầu đã được Thái Lan nội địa hóa và một nửa trong số đó 70% đó như tay lái, mâm xe và khung xe – có thể dễ dàng được sử dụng trong xe điện,

Có những thành phần mới của xe điện mà Thái Lan còn thiếu – đặc biệt là pin – và đòi hỏi các công ty điện tử như Foxconn, CATL và BYD phải thiết lập chuỗi cung ứng mới. Mặc dù quốc gia này có một số cơ sở nhỏ trong lĩnh vực sản xuất công nghệ như công ty Delta Electronics Thái Lan – chi nhánh địa phương của nhà sản xuất có trụ sở tại Đài Bắc – nhưng vẫn kém xa Đài Loan và Trung Quốc.

Điều đó có nghĩa là nếu Thái Lan muốn giữ vị trí là Detroit của châu Á, thì nước này cũng cần phải nỗ lực để trở thành Thâm Quyến của Đông Nam Á.

Đọc thêm:

Thái Lan hoan nghênh các công ty sản xuất xe điện bằng các ưu đãi đầu tư, giảm thuế

Trả lời